Bài học từ mẹ

Một hôm, đang chọn mua sách thì tôi thấy cụ già khoảng 70 tuổi, đi xe đạp và mang một chồng truyện tranh cũ đến bán.

Chủ cửa hàng không mua, tôi nhìn bìa truyện. “Những quyển mình sẽ không bao giờ đọc”, tôi nghĩ vậy nên cũng không mua giúp cụ, dù giá chỉ có 400 đồng/quyển và cụ có vẻ mệt mỏi.

Trên đường về, tôi thấy mình rất đáng trách. Nếu như kia là những quyển truyện yêu thích, tôi sẽ mua. Nếu như những quyển truyện kia phục vụ cho tôi, tôi sẽ mua. Vậy mà tôi đã quên những việc làm thật tốt của mẹ…

Có những hôm mẹ đi xe buýt, thấy người khách nào không có tiền lẻ, để tránh phiền phức cho người khách đó và cả anh phụ xe, mẹ thường trả hộ tiền. Hay nhiều khi đi chợ, mẹ vẫn mua món hàng hoặc hoa quả gì đó, mặc cho cả nhà trách mẹ sao mua nhiều thế. Tôi biết, mẹ mua cũng cốt để giúp những người bán hàng nghèo khó.

Mẹ không giảng cho tôi những bài học về đạo đức giống như trong truyện. Mẹ cũng chẳng viết cho tôi những bức thư giống người cha trong “Những tấm lòng cao cả” của Edmondo De Amicis, nhưng những việc làm đáng trân trọng của mẹ đã khắc vào lòng tôi bài học. Đôi khi, những việc làm thật nhỏ nhưng giúp được ai đó cũng là tốt rồi. Và cũng không nên nghĩ đến mình nhiều quá…

Từ giờ, mỗi khi đứng trước nỗi khổ của người khác, tôi sẽ nhớ đến bài học từ mẹ.

Bức thư của Abraham Lincoln gửi thầy giáo con trai

Abraham Lincoln(Thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học)

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đôla nhặt được trên hè phố…

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.

Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách… nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình…

Xin hãy dạy cho cháu khoanh tay làm ngơ trước một đám đông đang gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng…

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.

Abraham Lincoln’s sons

Bài diễn văn hay nhất về loài chó

Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.

Thưa quý ngài hội thẩm,

Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.

Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.

Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày.

Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.

Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.

Georges Graham Vest (1830-1904)

Nguyên bản tiếng Anh:

A Tribute To The Dog
By George Graham Vest

Gentlemen of the jury:
The best friend a man has in the world may turn against him and become his enemy. His son or daughter that he has reared with loving care may prove ungrateful. Those who are nearest and dearest to us, those whom we trust with our happiness and our good name may become traitors to their faith. The money that a man has, he may lose. It flies away from him, perhaps when he needs it most. A man’s reputation may be sacrificed in a moment of ill-considered action. The people who are prone to fall on their knees to do us honor when success is with us, may be the first to throw the stone of malice when failure settles its cloud upon our heads.

The one absolutely unselfish friend that man can have in this selfish world, the one that never deserts him, the one that never proves ungrateful or treacherous is his dog. A man’s dog stands by him in prosperity and in poverty, in health and in sickness. He will sleep on the cold ground, where the wintry winds blow and the snow drives fiercely, if only be may be near his master’s side. He will kiss the hand that has no food to offer; he will lick the wounds and sores that come in encounter with the roughness of the world. He guards the sleep of his pauper master as if he were a prince. When all other friends desert, he remains. When riches take wings, and reputation falls to pieces, he is as constant in his love as the sun in its journey through the heavens.

If fortune drives the master forth an outcast in the world, friendless and homeless, the faithful dog asks no higher privilege than that of accompanying him, to guard him against danger, to fight against his enemies. And when the last scene of all comes, and death takes his master in its embrace and his body is laid away in the cold ground, no matter if all other friends pursue their way, there by the graveside will the noble dog be found, his head between his paws, his eyes sad, but open in alert watchfulness, faithful and true even in death.

 

Học cách thắt cà vạt…

Các bạn trai chú ý Image còn các bạn gái học cũng không thừa đâu Image các bạn trai sẽ thích hơn nếu bạn gái mình biết thắt cavat giùm đó.

Có một thời gian dài, cà-vạt bị quên lãng, không còn ai nhớ tới nó nữa. Bây giờ thì khác, cà-vạt sống lại mãnh liệt, đôi khi ng­ười ta không mặc áo complé, nhưng vẫn thắt cà-vạt, còn một khi đã mặc áo complé thì chắc chắn cà-vạt là vật bất ly…cổ.

Bạn biết cách thắt cà vạt, biết chọn cà vạt hợp thời trang, hợp với vóc dáng quả là điều thú vị. Bà Anne Marie Colban – Giám đốc hãng thời trang Charvet (chuyên dành cho đàn ông) chỉ cho bạn hai cách thắt cà-vạt phổ biến nhất và bà cũng khuyên: nên thay đổi thường xuyên. Tất nhiên, đây là một lời khuyên có lợi cho giới kinh doanh.

Là nhà khoa học bạn cũng nên lưu ý một chút tới những chiếc cà vạt nhỏ bé mà hiệu quả làm đẹp không hề bé nhỏ chút nào này. Bạn cũng không nên thắt cà-vạt hoặc đóng cúc cổ chặt quá sẽ ảnh hưởng tới thị lực. Một nhà khoa học Mỹ qua nghiên cứu đã chứng minh: trong những người đàn ông mặc complé có 60% thường thắt cà vạt chặt, mắt dễ bị mệt mỏi. Nguyên nhân là do mạch máu và dây thần kinh ở cổ bị chẹt, máu khó lưu thông và ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác…


Cách 1:

1. Quấn vòng qua cổ áo, kéo phần “A” dài hơn “B” và “A” vắt ngang qua “B”. Image
2. Vòng “A” phía mặt sau “B”. Image
3. Tiếp tục đem “A” từ mặt sau quấn qua mặt trước “B”. Image
4. Kéo “A” vào bên trong cổ, tạo một thòng lọng… Image
5. Cầm chặc như một cái nơ và cắm “A” vào thòng lọng… Image
6. Dùng tay giữ cái nơ, thắt chặc nút thòng lọng sao cho gọn gàng chính giữa “B” và cổ áo. Image

 


Cách 2:

1. Đặt cà vạt sao cho đoạn cuối “A” phải dài hơn đoạn cuối “B” và “A” đè lên “B”. Image
2. Cầm “A” vòng phía sau “B”. Image
3. Cầm “A” đưa lên phía trên. Image
4. Kéo “A” từ phía trên xuyên qua vòng thòng lọng. Image
5. Kéo “A” vòng qua phía trước – và nắm giữ “B” – từ trái qua phải. Image
6. Một lần nữa, nắm “A” kéo lên trên và xuyên qua thòng lọng. Image
7. Cắm “A” xuống và xuyên qua cái nơ phía trước. Image
8. Dùng hai tay, kéo dần sao cho cái nơ ôm chặc cà vạt và vừa vặn cổ áo. Image

 

10 cái bẫy khi ôn thi

1. “Tôi không biết bắt đầu học từ đâu”

Hãy tự kiểm soát việc học của mình. Bạn hãy lập một danh sách tất cả những việc mà bạn cần phải làm. Sau đó chia nhỏ khối lượng công việc thành những phần nhỏ hơn dễ hoàn thành hơn. Nhưng cũng phải học có ưu tiên. Bạn hãy lên kế hoạch của mình một cách thực tế. Không nên bỏ tiết khi gần đến ngày thi bởi bạn có thể bỏ lỡ một số tiết ôn tập trên lớp. Hãy dùng thời gian giữa giờ để ôn lại bài. Bạn có thể lên lịch cả giờ giải lao trong quá trình học cho mình. Hãy học ôn sớm, ngay từ đầu từ 1-2 giờ/ngày và dần dần xây dựng thành thói quen khi kì thi ngày càng đến gần.

2. “Tôi có quá nhiều thứ phải học mà thời gian lại thì lại còn quá ít”

Xem lại các bài đã học. Xem lại một cách kĩ lưỡng chương trình học, các tài liệu đọc tham khảo và những bài ghi trên lớp của bạn. Cần phải xác định được những vấn đề nào là quan trọng, đã được nhấn mạnh nhiều nhất và xác định những nội dung mà bạn vẫn chưa hiểu rõ. Việc ôn tập lại những phần đã học sẽ tiết kiệm được thời gian đặc biệt đối với những bài không phải là tác phẩm văn học bởi nó giúp bạn tổ chức sắp xếp lại những nội dung chính và chú trọng vào chúng. Vì vậy bạn hãy áp dụng phương pháp này vào cách học của riêng bạn, áp dụng nó vào những tài liệu bạn đang phải học, nhưng cần phải nhớ là việc xem lại các bài đã học không phải là cách thay thế hiệu quả cho việc đọc chúng từ trước.

3. “Phần này khô khan quá, tôi thậm chí không thể nào thức mà đọc được nó”

Tấn công vào các phần như vậy. Hãy chủ động với với những bài bạn đọc của bạn. Bạn hãy tự hỏi mình xem “Cái gì quan trọng cần phải nhớ trong phần này?”. Bạn cũng nên ghi chú hay gạch chân những khái niệm chính trong bài. Sau đó hãy thảo luận chúng với các bạn học trong lớp. Bạn nên học nhóm cùng nhau. Tuy nhiên lưu ý là bạn nên đối mặt với những phần mà bạn thấy không hứng thú hơn là chỉ đọc chúng một cách thụ động mà lại bỏ qua mất những ý quan trọng………

4. “Tôi đã đọc vấn đề đó. Tôi cũng hiểu. Nhưng tôi lại không thể nhập tâm được”

Hãy giải thích các vấn đề một cách cụ thể. Đối với những cái mà chúng ta đã hiểu thì thông thường chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Khi bạn đọc một vấn đề mới nên cố gắng giải thích nó bằng những ví dụ của chính bạn. Hãy cố gắng kết hợp cái bạn đang học với những gì bạn đã biết. Bạn sẽ có thể nhớ những vấn đề mới tốt hơn nếu bạn liên hệ nó với điều gì đó mà bạn đã hiểu. Một số cách học như vậy bao gồm:

– Cách chia nhỏ vấn đề: đây là một cách hiệu quả để đơn giản hóa và làm cho lượng thông tin mới trở nên có ý nghĩa hơn. Chẳng hạn như bạn muốn nhớ được các màu trong quang phổ (đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh lục, chàm, tím) bạn sẽ phải nhớ 7 từ theo đúng thứ tự của chúng. Nhưng nếu bạn lấy chữ cái đầu tiên trong tên của mỗi màu thì bạn có thể đánh vần chúng thành cái tên “Roy G. Biv” và giảm luợng thông tin cần phải nhớ xuống còn mỗi 3 từ.

– Thuật nhớ: đó là bất cứ phương pháp trợ giúp trí nhớ nào mà giúp ta liên hệ thông tin mới với những gì mà ta quen thuộc. Ví dụ như khi phải nhớ một công thức hay một phương trình toán học nào đó, chúng ta có thể dùng những chữ cái trong bảng chữ cái alphabet để thay thế cho những con số nhất định. Sau đó chúng ta có thể đổi những công thức trừu tượng đó thành một từ hay một cụm từ có ý nghĩa hơn, nhờ đó mà chúng ta sẽ nhớ nó tốt hơn. Những cách liên hệ tương tự như vậy cũng có thể đem lại hiệu quả, đặc biệt khi ta đang cố gắng học một ngôn ngữ mới nào đó. Song vấn đề mấu chốt ở đây lại là phải tạo ra sự liên hệ của riêng bạn, nhờ thế mà bạn sẽ không quên mất chúng.

5. “Tôi đoán là tôi hiểu vấn đề đó”

Tự mình kiểm tra mình. Bạn hãy đặt ra các câu hỏi cho những nội dung chính trong bài học hay trong bài ghi của bạn. Hãy luôn nhớ những gì mà thầy giáo bạn đã nhấn mạnh trong quá trình học. Hãy thử kiểm tra mối quan hệ giữa các khái niệm với các phần các chương. Thông thường bằng một cách đơn giản là thay đổi tiêu đề của các phần các chương thì bạn có thể tạo ra rất nhiều câu hỏi có hiệu quả cho việc học. Ví dụ như một phần có tiêu đề là “Sự bàng quan của kẻ ngoài cuộc” có thể được đổi thành các câu hỏi đại loại như “Thế nào là sự bàng quan của kẻ ngoài cuộc?” “Nguyên nhân gây ra sự bàng quan này là gì?” “Nêu một vài ví dụ về sự bàng quan của kẻ ngoài cuộc?”.

6. “Có quá nhiều thứ phải ghi nhớ”

Hệ thống lại những gì đã học. Bạn sẽ nhớ lại những kiến thức đã học tốt hơn, có hệ thống hơn nếu chúng được trình bày trong một dàn ý có tổ chức. Có nhiều cách có thể giúp bạn hệ thống tổ chức một lượng kiến thức mới, chúng bao gồm những cách sau:

– Lập dàn ý hay làm tóm tắt, chú trọng vào quan hệ giữa các phần các chương.

– Nhóm các ý thành từng nhóm, từng mục một nếu có thể.

– Sơ đồ hóa: bạn hãy vẽ sơ đồ để sắp xếp và liên kết các vấn đề với nhau. Chẳng hạn nếu bạn đang cố gắng để hiểu được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất thì bạn có thể lập một sơ đồ liệt kê tất cả các nước chính tham chiến theo hàng ngang ở phía trên của sơ đồ, sau đó liệt kê những vấn đề và sự kiện quan trọng dọc theo sơ đồ ở phía bên dưới. Tiếp đó trong các khung ở giữa bạn có thể mô tả những tác động của các sự kiện trong cuộc chiến đối với từng nước để bạn có thể hiểu được những sự phát triển phức tạp của lịch sử này.

7. “Tôi mới biết được điều đó chỉ một phút trước”

Xem lại bài. Sau khi đọc xong một phần bạn nên cố gắng nhớ lại tất cả những gì đã được đề cập trong phần đó. Rồi bạn hãy thử trả lời những câu hỏi mà bạn đã đặt ra cho phần mình vừa đọc. Nếu bạn không thể nhớ được hết thì hãy đọc lại những phần mà bạn thấy khó nhớ. Bạn dành càng nhiều thời gian để học thì thường sau đó bạn sẽ càng phải xem lại chúng. Thậm chí với những chỗ bạn có thể nhớ ra ngay lập tức thì học thêm sẽ làm cho khả năng đột nhiên bạn quên toàn bộ những gì đã học ít xảy ra hơn. Nói cách khác là bạn không thể học quá nhiều. Tuy nhiên cách bạn sắp xếp tổ chức và liên hệ các vấn đề với nhau như thế nào sẽ quan trọng hơn là bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học.

8. “Nhưng tôi thích học ở trên giường”

Hãy chú ý đến điều kiện học. Việc ôn tập trước khi thi của bạn sẽ tốt hơn khi điều kiện học tương tự điều kiện lúc thi (vị trí tự nhiên cũng như trạng thái cơ thể, tâm lí, tình cảm). Nếu càng giống nhau bao nhiêu thì khi làm bài thi bạn sẽ cảm thấy nhớ lại những gì bạn đã học ôn càng dễ dàng bấy nhiêu.

9. “Học nhồi nhét trước hôm đi thi sẽ giúp đầu óc tôi tỉnh táo hơn”

Hãy dãn thời gian học của mình – học ngay từ bây giờ. Bạn nên duy trì việc học ôn một cách liên tục. Hãy bắt đầu với việc học 1-2 giờ/ngày trong khoảng một tuần trước kì thi, sau đó hãy tăng thời gian học khi kì thi càng đến gần. Nhờ vậy mà lượng kiến thức sẽ được tăng lên nếu thời gian học của bạn được dàn đều.

10. “Tôi sẽ thức cả đêm đến khi nào hiểu được vấn đề này thì thôi”

Hãy tránh tình trạng cơ thể bị kiệt sức. Trong khi học bạn hãy thường xuyên nghỉ giải lao. Trước hôm thi bạn nên để đầu óc mình được nghỉ ngơi. Trong lúc giải lao và truớc khi đi ngủ đừng nên nghĩ về chuyện bài vở học hành. Bạn hãy để cả đầu óc lẫn cơ thể bạn được thư giãn. Nếu không, giờ giải lao cũng sẽ không làm bạn tỉnh táo hơn và bạn sẽ thấy mất ngủ cả đêm. Lúc này tự chăm sóc bản thân bạn trước kì thi sẽ quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn nên có chế độ ăn ngủ tốt và học hành hợp lí.

Học từ “điều bí ẩn thường ngày”

https://i0.wp.com/suctrevietnam.com/Modules/CMS/Upload/29/4/2007_9_27/hoc.jpgCó những điều rất quen thuộc trong cuộc sống, đến nỗi đôi khi chúng ta không hề thắc mắc về nó. Một giáo sư Mỹ đã nhìn thấy hiện tượng đó và khai thác nó thành phương pháp giảng dạy độc đáo của mình.

Bạn có biết tại sao nút áo nam nằm ở mép áo bên trái trong khi áo nữ thì ngược lại? Tại sao sữa đựng trong hộp khối chữ nhật, còn nước giải khát trong lon hình trụ?

Trong cuộc sống có biết bao “điều bí ẩn thường ngày” như thế đã không được chúng ta để mắt đến.

Với các sinh viên học lớp nhập môn kinh tế của giáo sư Robert Frank ở Trường đại học Cornell (Mỹ) thì khác. Nhiệm vụ của họ là đặt câu hỏi từ những sự việc quen thuộc và tìm câu trả lời.

Trong hơn 20 năm đứng lớp, mỗi khi bắt đầu giảng dạy, giáo sư Robert Frank lại giao bài tập thú vị ấy cho các sinh viên.

Kết quả là một quyển sách được đón nhận nồng nhiệt và một lối tư duy mới mẻ làm hành trang vào đời cho nhiều thế hệ sinh viên.

Nghĩ mới về những điều bình thường

Đề bài của GS Robert Frank là “Vận dụng các nguyên tắc đã thảo luận trong khóa học, đặt ra một câu hỏi thú vị về một vài khía cạnh của các sự việc hoặc hành vi mà bạn quan sát thấy, rồi đưa ra câu trả lời”.

Một số câu hỏi lý thú của các sinh viên

* Tại sao phi công cảm tử của Nhật (kamikaze) lại đội mũ bảo hiểm?

* Tại sao các sản phẩm trong tủ lạnh khách sạn lại đắt như vậy?

* Tại sao việc thắt dây an toàn bắt buộc với ôtô nhưng không bắt buộc với đa số xe buýt học đường?

* Điều gì giải thích cho sự khác nhau về kích thước của hộp đựng DVD và CD trong khi hai loại đĩa này đều có kích thước như nhau?

Ông gọi đấy là những “bí ẩn thường ngày”, đã quen thuộc đến mức được mặc nhiên thừa nhận.

Nhưng giờ đây, các sinh viên phải lật lại vấn đề để tìm ra điểm thú vị đằng sau những điều đã quen thuộc ấy.

Nhiều người sẽ thắc mắc các bài tập này có liên quan gì đến môn kinh tế mà các sinh viên đang học?

Thật ra, trong quá trình tìm câu trả lời, các sinh viên cần phải sử dụng một số kiến thức kinh tế cốt lõi như chi phí cơ hội, phân tích lợi ích – chi phí, tình trạng độc quyền…

Ví dụ, để trả lời câu hỏi tại sao sữa đựng trong hộp giấy chữ nhật, một sinh viên cho rằng nó giúp tối thiểu hóa sự chiếm chỗ của các hộp sữa trong tủ giữ lạnh (làm giảm chi phí trưng bày sản phẩm), trái với lon nước giải khát thường được bày trên kệ không cần giữ lạnh.

Tuy nhiên, một số câu hỏi ít liên quan đến kinh tế, nhưng vẫn được chấp nhận chỉ đơn giản vì nó… quá thú vị.

Ví dụ câu hỏi về nút áo, khi mới được phát minh, nút áo là một món hàng xa xỉ. Vào thời đó, đàn ông thường tự mặc áo, còn phụ nữ thì có người hầu giúp mặc áo.

Vì 90% người thuận tay phải, nút áo sơmi thường được kết vào mép trái cho áo nam và mép phải cho áo nữ để tiện cho người hầu (đa số thuận tay phải).

Quan trọng là chịu tư duy

GS Frank nhấn mạnh rằng câu trả lời của sinh viên không nhất thiết phải đúng. “Điều quan trọng hơn là bản thân các câu hỏi phải thú vị và câu trả lời phải hợp lý”. Tính thú vị của câu hỏi được GS Frank đặc biệt lưu ý vì ba lý do.

“Tôi bảo sinh viên câu trả lời của họ không cần phải chính xác. Quan điểm của tôi là sinh viên sẽ say mê các môn học ở trường hơn nếu những người giảng dạy chứng tỏ cho họ thấy những môn học ấy kích thích sinh viên nghĩ về cuộc sống theo những cách mới, thú vị hơn” –

Robert Frank
Giáo sư kinh tế Đại học Cornell, Mỹ

Thứ nhất, để đưa ra được một câu hỏi hay, sinh viên phải lựa chọn từ nhiều phương án câu hỏi khác, và chỉ chuyện này thôi cũng đã là một bài tập có ích.

Thứ hai, sinh viên chọn ra được câu hỏi hay thì sẽ tâm đắc với bài làm của mình hơn và dành nhiều công sức để đầu tư cho nó.

Cuối cùng, sinh viên đưa ra câu hỏi hay thường thích bàn về nó với người khác.

“Nếu không đưa được một ý tưởng ra khỏi lớp học thì bạn chưa học được gì từ nó cả. Một khi đã sử dụng đến nó thì nó sẽ là của bạn, mãi mãi” – GS Frank khẳng định.

Khi ra bài tập này, ông muốn sinh viên không chỉ biết thêm về một sự thật thú vị trong cuộc sống, mà còn học được nhiều điều khác. Thật vậy, không thể phủ định rằng sinh viên đã rèn luyện cho mình thêm nhiều kỹ năng bổ ích.

Do yêu cầu chỉ được trả lời trong chưa đến 500 chữ, họ phải tìm cách trình bày thật ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu.

“Hãy tưởng tượng bạn nói chuyện với người nhà của mình và người đó chưa từng học qua về kinh tế. Bài thuyết trình hay nhất phải là bài mà người như thế đọc lên cũng hiểu. Thông thường những bài viết ấy không cần dùng đến phép tính số học hay đồ thị bảng biểu gì cả” – GS Frank yêu cầu.

Bên cạnh đó, kỹ năng tư duy của sinh viên cũng tiến bộ rõ rệt. Trong quá trình lập luận bảo vệ ý kiến của mình, sinh viên dần dần định hình trong đầu câu trả lời hợp lý nhất. Những cuộc trao đổi ý kiến còn giúp họ rèn luyện kỹ năng phản biện.

GS Frank đã tuyển chọn những câu hỏi và trả lời hay nhất của sinh viên đưa vào quyển sách The economic naturalist: In search of explanations for everyday enigmas (tạm dịch: Nhà tự nhiên kinh tế: Tìm kiếm lời giải cho những điều bí ẩn thường ngày).

Ông vinh danh tên của tất cả sinh viên tham gia trong quyển sách và trích một nửa tiền bản quyền cho Học viện John S. Knight thuộc Trường đại học Cornell.

Sách đã được đón nhận nồng nhiệt tại Mỹ và tạo ra sự tranh luận sôi nổi ở nhiều diễn đàn trên mạng. Một số độc giả cho rằng câu trả lời trong sách chưa thỏa đáng và đề nghị một câu trả lời khác hợp lý hơn. Đối với GS Frank, đó là thành công, vì mục đích cuối cùng của bài tập này chính là khuyến khích tranh luận.

(Theo Tuổi Trẻ)

Cavat & Sơ mi : 3 quy tắc phối hợp

01.

Bạn có thể dùng chiếc cà vạt để tạo điếm nhấn, bằng cách chọn loại có những đường sọc chéo lớn và màu sắc “trội” hơn so với nền vải của chính chiếc cà vạt và áo sơ mi.
Để có gu hơn trong ăn mặc, bạn có thể tham khảo các quy tắc sau khi phối hợp cà vạt với sơ mi:

Tương đồng

Những quý ông không chuộng cách thể hiện mang tính “đối kháng” sẽ có khuynh hướng chọn quy tắc này. Đầu tiên, cần chọn màu cho chiếc áo sơ mi, có thể là một màu nổi bật tuỳ thích.
Sau đó, căn cứ trên tông màu nền của áo mà bạn sẽ chọn màu cho chiếc cà vạt. Quan trọng là chiếc cà vạt này phải có được các hoạ tiết, những nét chấm phá hay hoa văn có cùng màu với màu nền của chiếc áo sơ mi.
Ví dụ, bạn chọn một chiếc áo sơ mi màu nâu thẫm đi với một chiếc cà vạt màu hồng nhạt, nhưng trên chiếc cà vạt đó phải có được những đường nét hay hoạ tiết nhỏ màu nâu thẫm.

Tương phản

Quy tắc này lấy sự cầu kỳ của chiếc cà vạt (hoặc áo sơ mi) làm chủ đề cho sự phối màu. Sự cầu kỳ của cà vạt (hoặc áo sơ mi) khi đó sẽ là những hoạ tiết phức tạp và nhiều màu sắc.
Sự tương phản sẽ được thể hiện khi các hoa văn – hoạ tiết có kích thước nhỏ của áo sơ mi sẽ kết hợp với hoa văn – hoạ tiết có kích thước lớn hơn của cà vạt (và ngược lại), nhằm cho ra hai phần nền tương phản nhau.
Và để có thêm những phá cách khác, bạn có thể mặc một chiếc áo sơ mi có túi lớn chẳng hạn. Quy tắc tương phản này không đặt nặng về màu sắc, tuỳ theo cái nhìn thẩm mỹ của từng người mà bạn có thể chọn lựa sự tương phản ở mức độ nhiều hay ít.

Điểm nhấn

Điểm nhấn ở đây được thể hiện trên chiếc cà vạt, đó chính là những đường sọc chéo lớn và có màu sắc “trội” hơn so với nền vải của chính chiếc cà vạt và cả sơ mi. Trong trường hợp này, bạn sẽ chọn một chiếc sơ mi và một chiếc cà vạt sao cho chúng có gam màu gần với nhau, nhưng màu áo khi đó sẽ nhạt hơn màu nền của cà vạt.
Và quan trọng hơn cả, những đường kẻ sọc trên cà vạt sẽ phải đủ lớn để khi nhìn vào một tổng thể sơ mi – cà vạt được phối màu theo quy tắc này, trước tiên ánh mắt người đối diện sẽ bị thu hút ngay bởi những đường sọc chéo nổi bật nhất trên cà vạt.
Chẳng hạn, một chiếc áo sơ mi có màu nền xám nhạt sẽ được chọn đi cùng với một chiếc cà vạt có màu nền xám đậm hơn một chút, trên đó sẽ được trang trí bằng những đường sọc chéo in màu xanh dương đậm. Đó chính là điểm nhấn.
Nói chung, sự kết hợp giữa áo sơ mi và cà vạt được đặt trên nguyên tắc cơ bản là cả hai không được “triệt tiêu” nhau.

02.

Khi mua áo sơ-mi, bạn nên chọn những màu nhạt trơn hoặc nếu có sọc thì nên là sọc nhỏ và carô cũng vậy. Chọn màu cùng tông với áo vest sẽ mặc. Thông thường thì các màu trắng, xanh lơ, vàng nhạt dễ phối hợp cùng các màu áo vest như đen, ghi, xanh đen, nâu đen. Áo sơ-mi mặc trong áo vest luôn phải vừa vặn với thân người. Lưng, vai, thân trước phải phẳng phiu vì nếu không sau khi mặc áo vest áo sẽ bị nhăn, có lúc phải cởi áo vest ra thì không đẹp mắt lắm.

Nên nhớ là với mọi loại vải, nhất là cotton độ co giãn của sợi vải chỉ ổn định sau vài lần giặt. Do đó, khi mua hoặc may áo bạn nên trừ hao chiều dài áo, tay áo và kể cả vòng cổ áo. Tay phải đủ dài khi để tay xuôi và cả khi cong tay. Nếu không tay áo sẽ bị lọt vào bên trong áo vest. Măng-séc tay khi cài nút phải ôm vừa cổ tay, tránh bị thụng quá nhiều.
Mốt hiện nay là cổ sơ-mi nhỏ có nút cài hai bên ve vào áo. Nếu không thích có thể chọn những loại cổ khác nhưng chiều cao ve cổ không quá 4cm và chân cổ áo phải đứng, sao cho khi thắt cà-vạt không kéo cổ bị lệch. Nút cài cổ áo cũng không siết quá chặt.

Cổ sơ-mi phài nằm ngay ngắn trên ngực ngay cả khi ngẩng đầu lên. Tốt nhất là mang theo cà-vạt mà bạn thích nhất để thử cổ áo. Giá trị của áo sơ-mi được cà-vạt nâng cao. Do đó cà-vạt góp phần quan trọng trong hình ảnh tổng thể bộ comple.

Cà-vạt có nhiều loại: bản to, bản nhỏ, ngắn hay dài tuỳ theo gu, sở thích và dáng của từng người. Nếu dáng người cao gầy bạn nên chọn cà-vạt loại bản nhỏ, dài vừa. Ngược lại, nếu là dáng người thấp béo bạn chọn cà-vạt loại bản to, ngắn giúp cân đối với dáng người. Màu cà-vạt nên có ít nhất là một màu cùng tông với áo sơ-mi hoặc áo vest, hay có thể là: vest nâu sẫm – cà-vat be nâu nhạt, vest đen – cà-vạt ghi, vest đen – cà-vạt đỏ sẫm, vest lông chuột – cà-vạt ghi pha hồng hoặc vàng nhạt, vest rêu – cà-vạt rêu pha da cam hoặc cà-vạt vàng nhạt… Khi thắt nút cà-vạt phải tròn đều, nằm ngay chính giữa góc được tạo bởi hai cạnh cổ áo, bất kể là có cài nút hay không.

03.

Khi mua áo sơ-mi, bạn nên chọn những màu nhạt trơn hoặc nếu có sọc thì nên là sọc nhỏ và carô cũng vậy. Chọn màu cùng tông với áo vest sẽ mặc. Thông thường thì các màu trắng, xanh lơ, vàng nhạt dễ phối hợp cùng các màu áo vest như đen, ghi, xanh đen, nâu đen. Áo sơ-mi mặc trong áo vest luôn phải vừa vặn với thân người. Lưng, vai, thân trước phải phẳng phiu vì nếu không sau khi mặc áo vest áo sẽ bị nhăn, có lúc phải cởi áo vest ra thì không đẹp mắt lắm.

Nên nhớ là với mọi loại vải, nhất là cotton độ co giãn của sợi vải chỉ ổn định sau vài lần giặt. Do đó, khi mua hoặc may áo bạn nên trừ hao chiều dài áo, tay áo và kể cả vòng cổ áo. Tay phải đủ dài khi để tay xuôi và cả khi cong tay. Nếu không tay áo sẽ bị lọt vào bên trong áo vest. Măng-séc tay khi cài nút phải ôm vừa cổ tay, tránh bị thụng quá nhiều.
Mốt hiện nay là cổ sơ-mi nhỏ có nút cài hai bên ve vào áo. Nếu không thích có thể chọn những loại cổ khác nhưng chiều cao ve cổ không quá 4cm và chân cổ áo phải đứng, sao cho khi thắt cà-vạt không kéo cổ bị lệch. Nút cài cổ áo cũng không siết quá chặt.

Cổ sơ-mi phài nằm ngay ngắn trên ngực ngay cả khi ngẩng đầu lên. Tốt nhất là mang theo cà-vạt mà bạn thích nhất để thử cổ áo. Giá trị của áo sơ-mi được cà-vạt nâng cao. Do đó cà-vạt góp phần quan trọng trong hình ảnh tổng thể bộ comple.

Cà-vạt có nhiều loại: bản to, bản nhỏ, ngắn hay dài tuỳ theo gu, sở thích và dáng của từng người. Nếu dáng người cao gầy bạn nên chọn cà-vạt loại bản nhỏ, dài vừa. Ngược lại, nếu là dáng người thấp béo bạn chọn cà-vạt loại bản to, ngắn giúp cân đối với dáng người. Màu cà-vạt nên có ít nhất là một màu cùng tông với áo sơ-mi hoặc áo vest, hay có thể là: vest nâu sẫm – cà-vat be nâu nhạt, vest đen – cà-vạt ghi, vest đen – cà-vạt đỏ sẫm, vest lông chuột – cà-vạt ghi pha hồng hoặc vàng nhạt, vest rêu – cà-vạt rêu pha da cam hoặc cà-vạt vàng nhạt… Khi thắt nút cà-vạt phải tròn đều, nằm ngay chính giữa góc được tạo bởi hai cạnh cổ áo, bất kể là có cài nút hay không.

Chúc bạn thành công trong việc chọn lựa những bộ trang phục đẹp!

Cái đầu sài và chiếc quần thủng

Tôi lớn lên trong lời chọc ghẹo của thiên hạ, nước mắt mẹ còn nhiều hơn nước lũ đầu mùa. Dân làng bảo mẹ cho tôi vào chùa nương nhờ cửa Phật. Nếu làm thế, có nghĩa là mẹ thoái thác nuôi tôi, phó mặc tôi cho số phận, nhưng  không, mẹ đã kiên quyết giữ con bên mình để chạy chữa.

11 tháng tuổi, căn bệnh sài (chàm) quái ác ngự trị trên đầu mãi đến năm tôi 12 tuổi. Ba mẹ tằn tiện tích góp để cất căn nhà mới đành gác lại dự định, đem tôi đi chạy chữa tứ phương nhưng tiền mất tật mang. Không cam chịu số phận của con, mẹ vẫn ngày ngày lên núi hái lá lấu theo đơn thuốc của thầy lang trong làng. Trên cái đầu sài của tôi không có lấy một cọng tóc, mà chỉ là một tấm khăn trắng to cồng kềnh cùng 1kg nếp thuốc. Đi học, đi ngủ tôi cũng phải mang nó, nó trở thành vật bất ly thân với tôi suốt quãng đời tuổi thơ.

Ba buồn rầu, tiền gia đình tích cóp khánh kiệt vì đứa con mắc bệnh. Ba lấy rượu để trút bỏ nỗi buồn. Ba say, ba tàn nhẫn với mọi người. Ba đánh mẹ khi có cớ, ba chửi mẹ khi đã có chén rượu vào. Là tộc trưởng nên ba phải chịu bao lời dị nghị từ dòng họ. Ba bỏ đi Nam biền biệt không một tin tức gì về cho mẹ con tôi. Đôi gánh cuộc đời mẹ nhọc nhằn gấp bội phần. Mẹ phải mưu sinh bằng nghề cào đá núi, đôi tay chai sần, đôi chân nham nhở những vết thương bị nhiễm trùng.

Những thau nước gội đầu cho con chỉ rặt một màu máu đỏ. Đôi tay mẹ 12 năm gội đầu cho tôi vì thế cũng bị sài. Nhưng điều làm mẹ khóc nhiều là vì con bị người xung quanh xa lánh, hắt hủi. Tuổi thơ con chỉ chơi với cỏ cây, côn trùng, củ khoai, củ sắn… và thiếu sự dạy bảo của ba.

Đi học, tôi không có bạn bè vì ai cũng sợ bị lây sài. Tôi không được  gọi tên như ba mẹ đặt (tên gọi ở nhà của tôi là Lê Phi Lốp), mà bị trêu chọc: “Tên mày là Lốp Sài, Lốp bốp cứt trâu”. Tôi tủi thân ngồi một mình co ro ở góc phòng, cô giáo cũng chỉ đứng từ rất xa để giảng bài và trò chuyện. Nhiều lần tôi xin mẹ cho nghỉ học để thôi bị chọc ghẹo. Nhưng mẹ lại đưa tôi đi học và ngồi chơi để tôi có bạn cho tới khi tôi vào lớp, cuối giờ mẹ lại đến ngồi ngoài cổng trường chờ con tan trường với chiếc nón rách tả tơi.

Đến năm 13 tuổi, tôi mới biết trên đầu mình còn có tóc, đó là những ngọn tóc đầu tiên mà từ khi mới sinh đến giờ tôi mới nhìn thấy trên đầu mình. Mẹ sung sướng biết bao khi tôi hết bệnh. Cũng vì bị bạn bè xa lánh mà tôi có thời gian học nhiều hơn và cũng vì gia đình nghèo chạy cơm từng bữa do một tay mẹ gánh vác nên tôi quyết tâm học thay luôn cả phần của mẹ. Tôi luôn là đứa dẫn đầu trong các kỳ thi.

Một sáng mùa đông lớp 9, trong cơn gió heo may buốt giá, bạn bè quần áo chỉn chu, còn tôi đến trường với chiếc quần thủng hai lỗ sau mông. Tiếng khẩu lệnh của thầy tổng phụ trách vang lên: “Chào cờ, chào!”, thế nhưng hai tay tôi vẫn không thể thoát ra được hai lỗ thủng trên quần để giơ lên đầu làm lễ. Thầy Hùng, chủ nhiệm lớp, thấy đôi tay tôi cứ ôm khư khư lấy cái mông trong khi mọi người đang chào cờ nghiêm chỉnh. Thầy giật đôi tay tôi ra đưa lên đầu làm lễ, để lại hai lỗ thủng sau mông huếch hoác. Đám bạn phía sau, rồi mọi con mắt ở sân trường đổ dồn về phía tôi, mọi người chỉ tay cười rộ trong giờ chào cờ. Tôi ôm mặt nức nở khóc, chạy thật mau về nhà. Hôm ấy tôi khóc thật nhiều với mẹ, mẹ ôm tôi vào lòng và hai mẹ con cùng khóc.

Một tuần sau sân trường, lớp học thiếu bóng dáng tôi. Tôi không còn mặt mũi nào để đến trường nữa. Thầy Hùng đến thăm, ngạc nhiên vì căn nhà trống huếch chỉ độc chiếc giường của hai mẹ con và cái bàn ọp ẹp tôi vẫn ngồi học mỗi tối. Thầy đến vì hành động sáng thứ hai vừa rồi. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời đi dạy của mình, thầy đến nhà xin lỗi một học sinh. Thầy mở cặp đưa tôi một chiếc quần màu xanh da trời thật đẹp và nói: “Thầy xin lỗi, sáng mai con hãy đến trường. Lớp ta không thể thiếu con”. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi được mặc chiếc quần đẹp như vậy. Cũng là lần đầu tiên tôi nhận một món quà từ tay người khác. Chiếc quần đó theo tôi suốt thời học sinh. Chiếc quần đó bây giờ tôi vẫn giữ và cất một nơi thật trang trọng trong góc học tập của mình.

Bây giờ là sinh viên báo chí năm 3, tôi đã từng làm gia sư, từng bưng bê cà phê với đồng lương ít ỏi để có tiền ăn học. Cái đầu sài cùng chiếc quần thầy tặng là hành trang để tôi bước hết quãng đời sinh viên và tương lai. Tôi muốn khẳng định mình, tôi học để không ai còn gọi tôi là thằng Lốp Sài, và làm điều gì đó có ý nghĩa nhất cho cuộc đời của mẹ. Mẹ vẫn thường nói người ta hơn nhau không phải cái đầu bề ngoài mà hơn nhau ở cái đầu suy nghĩ bên trong.

LÊ VĂN PHI (Nghệ An)

(Theo Tuổi Trẻ – ngày 03/01/2008)

Tâm sự cuối năm gửi Infocus ! (repost)

 

  

23h50′ đêm giao thừa (Tết tây) . Vừa đi dạo phố về. Vội vàng mở máy, online !!! Phù, may quá, vẫn còn kịp. Vẫn còn kịp để “lẻn” vào Infocus trước khi bước sang năm 2008. Up vài tin chứ nhỉ ?! Hôm nay là thứ 2, ngày của mình mà 😛 vinh hạnh quá, mình được up lên Infocus những tin cuối cùng của năm 2007… và cũng là người đầu tiên “xông đất” cho Infocus (sorry Nhựt nghen, vì 1/1 là ngày của Nhựt muh). hihi…

   Chì còn ít phút nữa thôi, chúng ta sẽ bắt đầu một năm mới, trong cái thời khắc đáng nhớ này … không hiểu sao mình có nhiều cảm xúc quá, và mình quyết định gửi gắm những tâm sự này đến Infocus, mặc dù biết rằng, nếu may mắn, thì nhiều nhất cũng chỉ có 3 “độc giả” : anh Hào, anh Linh và Nhựt ! (sorry anh Linh vì mượn cái “trang tin nội bộ” này để bày tỏ cảm xúc nhé).

   Một năm trôi qua, bản thân mình cảm thấy đã làm được nhiều việc, thành công cũng có, mà thiếu sót cũng không phải là ít. Nhưng không sao, như thế mới là mình chứ ?! Thất bại là mẹ thành công mà. Nhưng, một trong những việc mà mình tâm đắc và hài lòng nhất, có lẽ là những đóng góp của mình cho Infocus. Cũng nhanh thật, mới ngày nào đi cùng với a Thịnh gặp anh Hào lần đầu tiên (hồi ấy mình còn đang làm bên VCCI), rồi nghe a Hào kể về những ý tưởng cho Infocus, thế mà bây giờ, Infocus đã hình thành, chưa thể nói là hoàn chỉnh, nhưng mỗi ngày, nhìn vào con số “User Online” khoảng 50-60 người, mình lại mỉm cười, một thành quả cũng không phải nhỏ, mọi người nhỉ ?!?! Còn nhớ, mới ngày nào, mấy anh em còn chụm lại để góp ý xem nên chọn cái logo nào cho Infocus; bàn về cái style của web; rồi cái ngày chính thức được sử dụng sever của riêng mình; cái cảm giác “crazy” khi thấy số người online lên đến 70 người rồi nhắn tin cho nhau um sùm…Nhanh thật ! Có lẽ tất cả những điều đó, sẽ rất đáng nhớ…

   4 tháng, kể từ ngày mình và Nhựt chính thức được gia nhập Infocus, thời gian cũng không gọi là quá dài, nhưng cũng đủ để mình nhận ra rằng : mình thật sự thích công việc này, và cảm thấy đã học được rất nhiều. Có lẽ, không gì sung sướng bằng được làm những công việc mà mình thích, mặc dù vẫn biết rằng, trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng được như vậy !!!

   Thui, nói thế đủ rồi … càng nói dài, sẽ càng dở … Tạm biệt năm 2007, tạm biệt những khó khăn, thiết sót và những điều chưa làm được trong năm cũ… chúng ta – Infocus – hãy cùng nhau đón chào 1 năm mới, với nhiều hy vọng và thành công mới. Chúc cho Mr Hào, Mr Linh và đồng chí Nhựt sẽ luôn may mắn và thành công trong mọi công việc. Chúng cho Infocus sẽ ngày càng phát triển bền vững và trở thành địa chỉ quen thuộc của investors !

   Cho dù sau này, có làm gì đi nữa, mình cũng sẽ luôn tự hào, khi được hỏi :  công việc đầu tiên trong đời của bạn là gì ? Mình sẽ trả lời : “Tôi làm việc cho Infocus – một công ty chuyên về cung cấp thông tin Tài chính – Chứng khoán”. (mặc dù trong thời gian này, khi mới bắt đầu … “copy&paste” vẫn là chủ yếu :P).

   HAPPY NEW YEAR !!!!